Trang chủ » Kinh nghiệm sử dụng » CÁCH SỬ DỤNG BÌNH NÓNG LẠNH TIẾT KIỆM ĐIỆN

CÁCH SỬ DỤNG BÌNH NÓNG LẠNH TIẾT KIỆM ĐIỆN

Làm sao để sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện? Mùa đông sắp đến và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh của mỗi gia đình càng tăng cao, nhưng làm sao để vừa sử dụng hiệu quả, lại tiết kiệm điện. Bài viết này các chuyên gia sửa bình nóng lạnh tại Hà Nội sẽ chia sẻ đến bạn 10 cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện.

Chia sẻ cách sử dụng binhg nóng lạnh tiết kiệm điện

10 CÁCH SỬ DỤNG BÌNH NÓNG LẠNH TIẾT KIỆM ĐIỆN

Bình nóng lạnh hoạt động với công suất cao để làm tăng nhiệt độ nước. Nếu bạn không biết cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện, mỗi gia đình sẽ phải gánh thêm hàng chục số điện mỗi tháng. Ngoài ra, việc sử dụng thiếu hiệu quả bình nóng lạnh còn dẫn tới việc sản phẩm nhanh hỏng, gây nguy hiểm cho bản thân người dùng. 10 “tuyệt chiêu” sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện sau đây sẽ giúp bạn và gia đình.

1. BẬT SÔI BÌNH TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Nhiều người có thói quen tới phiên ai tắm sẽ bật bình nóng lạnh một lúc rồi tắt. Làm như vậy, quãng thời gian giữa mỗi người nếu để dài và bình chưa đủ nóng sẽ giảm nhiệt rất nhanh. Mỗi lần bật lại, bình phải tốn điện để làm nóng nước.

Cũng không nên bật bình nóng lạnh liên tục cả ngày vì rất tốn điện, lại khiến bình có thể bị hỏng do quá tải. Tốt nhất là bật sôi nước một lần rồi ngắt điện. Cố gắng điều chỉnh thời gian để tất cả mọi người đều tắm chung trong cùng khoảng thời gian nhất định.

2. TẮM VÒI HOA SEN GIÚP TIẾT KIỆM ĐIỆN

Đơn giản vì khi bơm nước nóng vào bồn, diện tích bề mặt sẽ rất lớn khiến quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh. Bạn lại phải thêm nước nóng vào, trong khi tắm vòi hoa sen giảm thiểu quá trình thoát nhiệt rất nhiều. Nếu cần, người dùng có thể tắt vòi khi thoa xà phòng hoặc làm công việc riêng để tiết kiệm điện cho bình nóng lạnh.

3. CHỌN DUNG TÍCH BÌNH TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ NGƯỜI

Mỗi gia đình nên sắm bình nóng lạnh có dung tích phù hợp với số thành viên trong nhà. Mua thiết bị thể tích lớn dù dùng không hết sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, tốn điện. Trong khi đó, nếu nhà nhiều người nhưng mua bình nhỏ sẽ phải mất công làm nóng bình nhiều lần cũng gây hao tổn điện năng.

4. KHÔNG NGỒI LỲ TRONG PHÒNG TẮM

Mùa hè, bạn có thể ngâm mình trong nước lạnh bao lâu tùy thích mà không…tốn điện. Nhưng mùa đông thì khác, càng ngồi lâu, bình nóng lạnh phải hoạt động nhiều hơn. Nếu ngại khi bước ra phòng, hãy quấn khăn ấm hoặc mặc nhiều quần áo vào.

5. TRÁNH ĐỂ NƯỚC NÓNG CHẢY LÃNG PHÍ

Hãy nhớ rằng, việc để vòi nước nóng chảy tự do vừa lãng phí nguồn tài nguyên nước, lại gây hao tổn điện. Vì thế, mỗi người nên chịu khó ý thức tắt vòi nước khi không sử dụng.

6. KHÔNG DÙNG NƯỚC NÓNG ĐỂ GIẶT GIŨ, CỌ RỬA

Đầu tiên, nước nóng có thể làm đồ áo của bạn nhăn túm lại. Hơn nữa, việc cọ rửa nhà vệ sinh bằng nước nóng sẽ khiến các đường ống bị ảnh hưởng khi chảy xuống. Và hơn hết, lượng nước nóng bị thất thoát đồng nghĩa với từng ấy số điện “trôi đi”.

7. KIỂM TRA VÀ VỆ SINH BÌNH NÓNG LẠNH ĐỊNH KỲ TRÁNH RÒ RỈ NƯỚC

Hãy tưởng tượng, bình hoặc đường dẫn nước bị rò rỉ dù chỉ là rất nhỏ nhưng nếu tính tổng lên theo mỗi ngày, mỗi tháng và cả năm là sẽ rất lớn. Đơn giản như đặt một chậu to dưới vòi nước nhỏ giọt, sáng hôm sau bạn sẽ có cả một chậu đầy.

8. ĐỂ VÒI CHẢY VỚI ÁP LỰC NƯỚC THẤP

Theo tính toán của các chuyên gia, việc để vòi nước chảy với áp lực thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 25-60% điện năng. Đó là do nước nóng chảy ra ít, giảm thiểu lượng nhiệt thất thoát khỏi bình. Nhưng cũng cần phải đảm bảo đủ nước dùng cho quá trình tắm, vệ sinh cá nhân.

9. DÙNG BÌNH NƯỚC NÓNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Dù mùa đông, ánh nắng ban ngày không nhiều và không giàu năng lượng như mùa hè nhưng vẫn đủ hâm nóng nước. Dùng bình năng lượng mặt trời dẫu chi phí ban đầu là khá tốn kém, nhưng về lâu sẽ tiết kiệm hơn, đặc biệt thân thiện với môi trường.

10. HẠ NHIỆT BÌNH ĐUN NƯỚC NÓNG

Thay vì để nhiệt độ cao, người chỉ nên để bình nước nóng khoảng 50 độ C. Theo tính toán, cứ mỗi lần giảm 5 độ C của bình, bạn đã tiết kiệm từ 3-5% lượng điện tiêu thụ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện và hiệu quả.

Tags:
0 bình luận

Thêm bình luận

*